Làm gì để tránh chuột rút khi bơi

Làm gì để tránh chuột rút khi bơi

27/06/2018
Làm gì để tránh chuột rút khi bơi

Chuột rút (hay còn gọi là vọp bẻ) là tình trạng các cơ co rút đột ngột ở một bắp thịt nào đó gây cho bệnh nhân cảm giác đau và không tiếp tục cử động được nữa. Thông thường, chuột rút thường xảy ra ở những người hoạt động quá sức hoặc do tiếp xúc với các môi trường khác một cách đột ngột. Tuy chuột rút có thể xuất hiện ở mọi bắp thịt ở các khu khác nhau nhưng phổ biến nhất vẫn là ở những nơi như cẳng chân, đùi, bàn tay, bàn chân và cơ bụng.

Chuột rút thường gặp khi hoạt động quá sức
Chuột rút thường gặp khi hoạt động quá sức


Tuy chuột rút chỉ xảy ra ở một khoảng thời gian nhất định nhưng nó lại khá nguy hiểm trong những trường hợp bất ngờ mà không có sự hỗ trợ. Đặc biệt là khi bạn đang bơi, chuột rút sẽ làm bạn không cử động được và rất có thể sẽ làm bạn bị đuối nước nếu không biết cách xử lý và có sự hỗ trợ từ người khác. Vậy phải làm sao để bơi an toàn và làm gì để tránh chuột rút khi bơi?


Bơi an toàn tránh bị chuột rút


Bơi lội là một môn thể thao tuyệt vời giúp bạn tập luyện toàn thân nâng cao sức khỏe và tăng chiều cao hiệu quả cho nên nó được nhiều người lựa chọn để luyện tập. Tuy nhiên, đây là hoạt động khá tốn sức và bạn cần phải đảm bảo được việc mình đủ sức khỏe để có thể đi bơi.


Trước khi bơi, bạn nên có những động tác khởi động chân tay để giúp các khớp có sự linh hoạt hơn. Những bài tập khởi động này cũng giúp bạn làm quen dần với hoạt động thể lực sau đó. Ngoài ra, bạn cũng cần phải làm quen với nước trước khi nhảy xuống hồ. Bạn có thể làm điều này bằng cách ngồi trên bờ và thả chân xuống nước khua chân khoảng 1 – 2 phút rồi từ từ thả mình xuống nước. Việc làm này sẽ giúp cơ thể không bị lạnh đột ngột gây sốc và có thể gây ra chuột rút. Trước mỗi hoạt động thể lực thì bạn cũng nên ăn nhẹ, với bơi lội cũng vậy. Tránh hoạt động khi đói bởi nó sẽ làm cơ thể bạn lả đi, đôi khi sẽ gây ra tình trạng tụt huyết áp. Bạn có thể tham gia vào một lớp học bơi tại trung tâm dạy bơi tại Hà Nội để có thể học được những bài tập cơ bản và cách khởi động trước khi bơi.

Khởi động nhẹ trước khi xuống bể bơi
Khởi động nhẹ trước khi xuống bể bơi


Trong khi bơi, bạn nên có sự phối hợp nhịp nhàng giữa tay, chân và cơ thể để giúp việc tuần hoàn máu trong cơ thể được tốt nhất. Bạn nên biết sức lực của mình tránh luyện tập quá sức bởi nó rất dễ dẫn đến những tình trạng không tốt cho cơ thể, đôi khi còn gây nguy hiểm đến cho tính mạng của chính mình. Khi bạn cảm thấy thấm mệt, mỏi cơ và các động tác bắt đầu rời rạc, không còn nhịp nhàng nữa thì lúc này bạn nên nghỉ ngơi. Tuy nhiên, bạn không nên dừng bơi đột ngột mà nên giảm dần tốc độ, bơi lại gần bờ và thả lỏng toàn thân một chút sau đó lên bờ. Việc cố tiếp tục bơi khi đã thấm mệt khiến cơ thể bạn hoạt động quá sức dễ dẫn đến hiện tượng chuột rút hoặc rét lạnh thứ phát.


Sau khi bơi xong, bạn có thể lên bờ và nằm nghỉ ngơi một lúc để các cơ được thư giãn hoàn toàn. Nên nằm nghỉ ở những nơi kín gió để tránh bị cảm lạnh bởi khi lên bờ toàn thân bạn bị ướt sũng trong khi hoạt động thể thao đã lấy đi nhiều sức lực của bạn cho nên lúc này cơ thể bạn yếu đi sẽ rất dễ bị cảm khi nằm nghỉ ở nơi có gió. Hãy bổ sung thêm nước cho mình vì hoạt động thể thao nào cũng khiến bạn ra mồ hôi. Chọn loại nước có muối và khoáng chất để giúp cơ thể lấy lại sự cân bằng. Sau khi nghỉ ngơi cơ thể đã dần ổn định bạn cần lưu ý tắm gội sạch sẽ để tránh nguy cơ lây nhiễm các mầm bệnh ở trong hồ bơi. Điều đáng lưu ý nữa đó là bạn không nên ăn no sau khi bơi dù bạn khá đói, hãy ăn một lượng thực phẩm vừa đủ để bạn cảm thấy an toàn bởi nếu ăn no bạn rất dễ bị tăng cân nhanh chóng.


Phải làm gì khi đang bơi mà bị chuột rút


Trên đây là những lưu ý giúp bạn tránh bị chuột rút trong quá trình bơi lội. Vậy nếu chẳng may bạn đang bơi mà bị chuột rút thì sao? Hãy trang bị cho mình kỹ năng xử lý tình huống để hạn chế những tình trạng nguy hiểm xảy ra với bản thân mình nhé.
Khi đang bơi, nếu bị chuột rút bạn cũng không nên hoảng loạn mà hãy thật bình tĩnh. Nếu lúc này bạn vẫn có thể nói được thì hãy kêu gọi sự trợ giúp từ xung quanh còn nếu không bạn phải tự mình xử lý. Lúc này bạn hãy cố gắng thả lỏng toàn thân trong tư thế dạng rộng tay chân, từ từ hít thật sâu và dùng tay bấm các huyệt xung quanh và xoa nhẹ nhàng lên vùng bị chuột rút. Khi cảm thấy đỡ thì báo cho những người xung quanh đến giúp đỡ hoặc nếu không có ai thì bạn hãy để đỡ hẳn rồi mới bơi vào bờ, nếu chưa dứt hẳn cơn chuột rút mà bạn đã vội vàng bơi vào bờ thì sẽ rất dễ bị chuột rút lại.

Xử lý chuột rút khi bơi
Xử lý chuột rút khi bơi


Để đảm bảo an toàn cho mình thì khi đi bơi nên đi ít nhất 2 người để trong những trường hợp khẩn cấp có thể hỗ trợ nhau. Nếu bạn mới tập bơi và chưa bơi thạo hoặc chưa được học những bài tập bơi cơ bản thì nên chọn tập bơi ở những chỗ nước nông, mực nước cao khoảng ngang ngực để khi gặp vấn đề vẫn có thể đứng lên với phần mũi cao hơn mặt nước để thở.


Trên đây là những điều mà bạn cần lưu ý kỹ càng trước khi xuống bể bơi. Hãy tự bảo vệ mình với những bài học cơ bản để hoạt động bơi lội có thể mang đến những lợi ích tối đa cho bản thân.

Chia sẻ bài viết

Thong ke

Các khóa học bơi

Lớp học bơi nâng cao

Club bơi nâng cao GST - Địa chỉ đào tạo bơi nâng cao số 1 ...

Lớp học bơi trẻ em - học bơi cơ bản

Trang bị cho trẻ kĩ năng bơi ngay hôm nay để phòng ngừa ...

Lớp học bơi cấp tốc dành cho người lớn

Lớp học bơi cấp tốc dành cho người đi làm, người có ít thời ...

Lớp học bơi theo nhóm, công ty

Học bơi nhóm, bơi công ty, bơi tập thể linh hoạt thời gian, ...

Đăng ký ngay hôm nay để nhận ưu đãi khủng

Chuơng trình nhận ưu đãi đã kết thúc

HOTLINE : 0943.427.995