Những lỗi thường mắc phải khi học bơi

Những lỗi thường mắc phải khi học bơi

08/09/2017
Những lỗi thường mắc phải khi học bơi

Tập luyện thể thao là một thói quen vô cùng tốt cho sức khỏe, sự phát triển không chỉ là thể lực và còn trí tuệ. Bơi lội chính là một trong những môn thể thao đem lại sự phát triển toàn diện và cũng không khó để có thể biết bơi. Tuy nhiên vì một số lý do mà nhiều người cảm thấy bơi là quá khó và học mãi vẫn chưa bơi được. 

1. Bạn không tập trung học bơi

Lỗi thường mắc phải khi học bơi
Lỗi thường mắc phải khi học bơi

Mặc dù kế hoạch và mục tiêu đã lên sẵn và bạn cũng hào hứng với việc học bơi nhưng học như thế nào, học đến bao giờ... thì bạn còn quá mơ hồ và không đi vào cụ thể. Để rồi những lúc hứng thú bạn đi học, những lúc buồn chán bạn lại nghỉ ùy ý... Nói chung nếu chưa có một kế hoạch cụ thể và sự quyết tâm để học thì sẽ thật khó để có thể thành thạo môn bơi này.

2. Vội vàng trong học bơi

Trong học bơi, thở là kỹ năng quan trọng nhất. Muốn bơi được phải biết cách thở. Thở khi bơi lội khác với thở khi đi lại bình thường trên mặt đất nên trước khi học quạt tay, đạp chân, ta phải học thở cho tốt. Biết thở là biết bơi 70%. Khi chưa biết cách thở mà đã tập quạt chân, quạt tay thì dễ bị phân tâm, làm được cái này quên cái kia. Có rất nhiều người khoe là đã bơi được 6-10m, chỉ mắc mỗi một lỗi là chưa biết thở nên bị sặc. Phải biết tập thành thạo từ những kỹ thuật cơ bản nhất từ dễ đến khó không nên quá vội vàng. 

Lỗi thường mắc phải khi học bơi 2
Lỗi thường mắc phải khi học bơi

Sau khi học thở, người ta mới nên học lặn - nhô lên hụp xuống theo phương thẳng đứng để chữa bệnh “sợ nước sâu”, “sợ chân rời khỏi mặt đất”. Chỉ khi lặn tốt, người ta mới học nổi và cuối cùng là học cách chuyển động theo các kiểu bơi khác nhau như bơi chó chìm đầu, bơi tự cứu, ếch, trườn sấp… Người mới học bơi thường chú trọng vào quạt tay, đạp chân mà bỏ qua tập thở. Hậu quả là có những người "bơi" được một chút là sặc nước hoặc bơi được rồi nhưng vẫn không dám ra chỗ nước sâu quá đầu người…

3. Tập thở khi bơi

Không hiểu bản chất “4 đúng” của động tác bơi lội

Lỗi thường mắc phải khi học bơi 3
Lỗi thường mắc phải khi học bơi

Đúng đường: Động tác phải được thực hiện đúng đường, đúng hướng. Chẳng hạn khi bơi ếch, hai chân phải co vào rồi bung đạp theo vòng cung sang hai bên trước khi ép chặt lại với nhau... 
Đúng thời: Đây là việc phối hợp chân tay sao cho nhịp nhàng, khi nào thì tay, khi nào thì chân, cùng lúc hay so le… Bơi là hoạt động có nhịp điệu, là một vũ điệu dưới nước chứ không phải là hoạt động loạn xạ.
Đúng cường lực: Khi nào tay, chân cần mạnh, khi nào tay, chân cần nhẹ. Trong chuyển động bơi, không phải lúc nào cơ thể cũng căng cứng mà có lúc tay hoạt động (cương), chân nghỉ ngơi (nhu), hoặc ngược lại; có lúc các bộ phận này trên mặt nước, các bộ phân kia ở dưới mặt nước…
Đúng điểm đến của lực: Cùng là dùng bàn tay tạo lực nhưng nếu bạn đập tay xuống mặt bàn, lực sẽ truyền xuống mặt bàn, làm rát bàn tay, nhưng nếu bạn ấn xuống bàn thì lực lại truyền lên bả vai. Trong bơi cũng vậy, điểm đến của lực khác nhau tạo ra hướng chuyển động khác nhau. Do không biết điểm đến của lực nên nhiều người vùng vẫy chân tay loạn xạ, tốn sức mà không bơi được bao xa.
Chỉ cần thiếu một trong “4 đúng” trên, bạn sẽ tốn nhiều thời gian hơn để học bơi, thậm chí tập mãi vẫn không làm chủ được chuyển động của mình dưới nước. 

4. Không biết quan sát

Có nhiều người cố gắng tập mãi một kiểu đập chân quạt tay, dù thấy không hiệu quả, họ vẫn cứ tập đi tập lại rất chăm chỉ. Nhiều khi chăm chỉ nhưng không đúng phương pháp chỉ làm ảnh hưởng đến việc học bơi ngày càng chậm và không hiệu quả thôi. Nếu rơi vào tình huống này, hãy dừng lại, quan sát những người bơi giỏi, tìm hiểu xem động tác của họ khác với mình như thế nào để chỉnh sửa. Bạn có thể nhờ họ xem cách mình bơi sai ở chỗ nào và hướng dẫn cách bơi đúng để có thể nhanh chóng biết bơi. Hãy biết quan sát và học hỏi đừng ngại vì rất nhiều người mắc lỗi giống bạn.

5. Tâm lý sợ nước

Nhiều người, nhất là phụ nữ, ngại đi bơi vì sợ ảnh hưởng tới làn da hoặc làm mình mắc một số bệnh do môi trường dưới nước gây ra. Các rủi ro khi xuống nước không thể tránh khỏi như đuối nước, mất thân nhiệt do ngâm nước lâu, mắc bệnh về phổi do hít nhiều nước vào phổi, phơi nhiễm các hoạt chất dùng xử lý nước hồ bơi, dẫn tới mắc các bệnh về tai, mũi, họng, da, vấn đề về cơ xương khớp do bơi quá sức. Ngoài ra, khi bơi ở sông, biển, bạn có thể ngã, trượt, va chạm vào thành bể, tàu thuyền, gặp nguy hiểm do thời tiết bất lợi như giông, bão, rơi vào dòng nước xoáy, gặp sinh vật lạ như sứa, cá dữ...

Tuy nhiên nếu bơi tại bể bơi thì các nguy cơ này không nhiều. Hơn nữa bạn có thể được người hướng dẫn hỗ trợ và phòng tránh nhờ các dụng cụ bơi lội như bịt tai, kính bơi...tránh đi vào những ngày thời tiết không tốt, bơi vào chỗ nước sâu. 

Ngoài ra, một số người từng gặp tai nạn do tiếp xúc với nước hay từng chứng kiến người chết đuối, xem cảnh rùng rợn dưới nước trong phim... nên sẽ bị sợ hãi, hoảng loạn khi ở trong môi trường nước. Với những trường hợp nặng, họ cần được trị liệu để giải tỏa vấn đề tâm lý trước khi đi học bơi. Với các trường hợp nhẹ hơn, việc tự tập bơi trên cạn, kết hợp với việc làm quen dần với nước... có thể có tác dụng tốt. Nên tuyệt đối tránh các kiểu tự lao vào nước hay bị đẩy xuống nước, vội vã xuống nước trước khi khởi động.

6. Bắt đầu môn bơi quá khó

Nhiều người không tìm hiểu trước hoặc do chủ quan nên khi mới học bơi lại chọn một kiểu bơi khó. Điều này chẳng khác gì "chưa học bò đã lo học chạy", làm nhiều người dễ nản lòng, bỏ cuộc.

Chúng ta nên bắt đầu học bơi với thở, lặn và nổi, sau đó mới học các kỹ thuật bơi đơn giản bơi chó chìm đầu trong nước rồi bơi tự cứu - một kiểu bơi sinh tồn theo phương thẳng đứng. Hai kiểu bơi này mô phỏng chuyển động bản năng của con người, được lực đẩy nổi của nước hỗ trợ nên rất dễ học trong vòng 2-4 buổi. Khi đã thuần thục các kiểu bơi trên, bạn sẽ hào hứng luyện tập tiếp các kỹ thuật khó hơn như bơi ếch, trườn sấp, bướm...

Lưu ý:

Trước khi xuống nước phải tập các động tác làm nóng cơ thể, vận động các khớp xương mềm dẻo cơ bắp để tránh các tai nạn như chuột rút. 

Học bơi lội cũng như tất cả các môn thể thao khác chúng ta cần biết những lỗi sai nào thường mắc phải để tránh hoặc khắc phục. Như vậy việc học sẽ đi theo đúng phương pháp và nhanh đạt kết quả hơn. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp cho bạn tìm ra nguyên nhân của mình và học bơi dễ dàng hơn. 
Bạn có thể liên hệ để đăng ký khóa học bơi giúp bạn nhanh chóng thành thạo nhé:

BƠI LỘI THẦY CÔNG - CÔ TRANG

  • Website: www.boicaptoc.vn, www.boihanoi.vn, http://congtamsport.com/, http://dayhocboi.com.vn/
  • Địa chỉ 1: Bể bơi 4 mùa - 73 Phố Vạn Bảo. ( gần ngã tư Kim Mã - Nguyễn Chí Thanh - Ba Đình - Hà Nội 
  • Địa chỉ 2: 218 Đội Cấn - Ba Đình - Hà Nội
  • Hotline: 0943.427.995/ 0942.758.388 

Chia sẻ bài viết

Thong ke

Các khóa học bơi

Lớp học bơi nâng cao

Club bơi nâng cao GST - Địa chỉ đào tạo bơi nâng cao số 1 ...

Lớp học bơi trẻ em - học bơi cơ bản

Trang bị cho trẻ kĩ năng bơi ngay hôm nay để phòng ngừa ...

Lớp học bơi cấp tốc dành cho người lớn

Lớp học bơi cấp tốc dành cho người đi làm, người có ít thời ...

Lớp học bơi theo nhóm, công ty

Học bơi nhóm, bơi công ty, bơi tập thể linh hoạt thời gian, ...

Đăng ký ngay hôm nay để nhận ưu đãi khủng

Chuơng trình nhận ưu đãi đã kết thúc

HOTLINE : 0943.427.995